QCVN 16:2019/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 và thay thế QCVN 16:2017/BXD ban hành theo Thông tư số 10/2017/TT-BXD.
Theo quy định tại QCVN 16:2019/BXD, Sơn tường dạng nhũ tương là loại sơn duy nhất còn lại trong danh mục chứng nhận hợp quy.
Chứng nhận hợp quy sơn giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp lý, yêu cầu kỹ thuật về an toàn
Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí, bảo vệ và hoàn thiện công trình. Sơn phủ là sơn tường dạng nhũ tương được sử dụng với mục đích là lớp phủ hoàn thiện để bảo vệ và trang trí mặt tường trong và mặt tường ngoài các công trình.
TCVN 8652:2012, Sơn tường dạng nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 2090:2015, Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn, vecni - Lấy mẫu
TCVN 2097:2015, Sơn và vecni - Phép thử cắt ô
TCVN 8653-4:2012, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn
TCVN 8653-5:2012, Sơn tường dạng nhũ tương - Phương pháp thử- Phần 5: Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm sơn
+ Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy
+ Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy (TQC) lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành đánh giá chứng nhận
Bước 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện tại cơ sở
+ Đánh giá sơ bộ điều kiện chứng nhận tại cơ sở
+ Doanh nghiệp khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận của cơ sở
Bước 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận
TQC tiến hành đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm theo phương thức 5.
Đánh giá kết quả thử nghiệm và điều kiện sản xuất thực tế để ra chứng nhận hợp quy.
Bước 4: Công bố hợp quy sơn
+ TQC hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BXD
+ TQC hướng dẫn doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng tỉnh/thành phố
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm sơn
+ Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy
+ Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy (TQC) lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành đánh giá chứng nhận
Bước 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu
+ Đánh giá sơ bộ điều kiện thông qua hồ sơ nhập khẩu: Hợp đồng, hóa đơn, bill, packing list, CO, CQ, chứng nhận ISO 9001 (nếu có), tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau)
+ Doanh nghiệp nộp cho Hải quan bản đăng ký chứng nhận để tiến hành đưa hàng về kho bảo quản (nếu được phép)
Bước 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận
TQC cử chuyên viên lấy mẫu thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm theo phương thức 7. Đánh giá kết quả thử nghiệm và hồ sơ lô hàng để ra chứng nhận hợp quy
Bước 4: Công bố hợp quy sơn
+ TQC hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BXD
+ TQC hướng dẫn doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng tỉnh/thành phố
Chú ý: Theo quy định, các doanh nghiệp sản xuất KHÔNG BẮT BUỘC phải có chứng nhận ISO 9001 tuy nhiên để nâng cao năng lực đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm sơn ổn định, doanh nghiệp NÊN tiến hành chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Nếu đăng ký chứng nhận đồng thời chứng nhận hợp quy sơn (hợp quy vật liệu xây dựng) và chứng nhận hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001…) doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về thời gian, chi phí chứng nhận.
Copyright © 2022 Nhà máy Sản xuất Sơn Công nghệ 4.0. All rights reserved.